Lịch sử Taliban

Những người nổi dậy theo trào lưu Hồi giáo chính thống, thường được truyền thông gọi là "Taliban", xuất phát [cần dẫn nguồn] ở Các khu vực bộ lạc biên giới của Pakistan, hiện đang tham gia vào một cuộc chiến du kíchchiến dịch khủng bố kéo dài chống lại chính quyền hiện tại của Afghanistan và các lực lượng NATO.

Phong trào này do Mullah Mohammed Omar lãnh đạo. Bên dưới ông là "một hỗn hợp các chỉ huy quân đội đơn vị nhỏ trước đây, các thầy giáo Madrasah, và một nhóm nhỏ worm-toungues chảy nước mũi thò lò"[2] và dưới nữa là một hàng ngũ của phần lớn những người đã từng học ở các trường tôn giáo Hồi giáoPakistan. Đa số áp đảo của phong trào Taliban là những người dân tộc Pashtun từ phía Nam Afghanistan và phía Tây Pakistan, cùng với một số nhỏ người tình nguyện từ Âu-Á và Trung Quốc. Lực lượng Taliban đã nhận được huấn luyện, tiếp tế và vũ khí quý giá từ chính quyền Pakistan, đặc biệt là Cơ quan tình báo Pakistan (ISI), và nhiều lính mới từ những Madrasah cho những người tị nạn Afghanistan ở Pakistan, ban đầu là những nơi thiết lập bởi Jamiat Ulema-e-Islam JUI. Sau khi kiểm soát được thủ đô Afghanistan (Kabul) và phần lớn đất nước trong 5 năm, chế độ Taliban, hay "Vương quốc Hồi giáo Afghanistan," đã giành được sự công nhận ngoại giao chỉ từ ba nhà nước: Pakistan, Ả Rập Xê Út, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Những lạm dụng về nhân quyền đã khiến chế độ này không được Liên Hiệp Quốc và phần lớn các nhà nước trên thế giới công nhận, trong đó có Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mỹ và phần lớn các nước cộng hòa Trung Á đã phản đối Taliban và trợ giúp đối thủ của chế độ này (Liên minh Phương bắc Afghanistan).

Tượng Phật cổ tại Bamiyan trước và sau khi bị Taliban phá hủy. Hình bên trái năm 1963 và hình bên phải chụp năm 2008

Lúc còn nắm quyền, chế độ Taliban đã thi hành "sự diễn giải luật Sharia nghiêm khắc nhất từng có trong thế giới Hồi giáo,"[3] và tai tiếng quốc tế về cách đối xử với phụ nữ.[4] Phụ nữ bị buộc phải mặc burqa ở nơi công cộng.[5] Họ cũng không được phép làm việc hoặc được học hành sau 8 tuổi,[4] và cho đến lúc đó chỉ được học kinh Qur'an.[4] Phụ nữ tìm cách học hành sẽ bị buộc phải học lén ở các trường ngầm lén lút, nơi giáo viên và chính bản thân họ có nguy cơ bị hành quyết nếu bị bắt được.[4] Họ không được phép được chữa bệnh bởi nam bác sĩ trừ phi có bà đi kèm, điều này dẫn đến việc họ không được chữa trị. Họ dễ bị đánh roi ở ngoài phố,[6] và bị hành quyết công khai vì những vi phạm các luật lệ của Taliban.[7][8]

Trong thời gian cầm quyền tai Afghanistan từ năm 1996, chính quyền Taliban cũng triệt hạ những di sản của những nền văn hóa khác, như phá hủy hai tượng Phật cổ trên 1500 năm tại Bamiyan được coi là di sản thế giới.